CÁC PHƯƠNG PHÁP LỌC NƯỚC AO TÔM - MIFA AQUATIC Co., Ltd

CÁC PHƯƠNG PHÁP LỌC NƯỚC AO TÔM - MIFA AQUATIC Co., Ltd

CÁC PHƯƠNG PHÁP LỌC NƯỚC AO TÔM - MIFA AQUATIC Co., Ltd

CÁC PHƯƠNG PHÁP LỌC NƯỚC AO TÔM - MIFA AQUATIC Co., Ltd

CÁC PHƯƠNG PHÁP LỌC NƯỚC AO TÔM - MIFA AQUATIC Co., Ltd
CÁC PHƯƠNG PHÁP LỌC NƯỚC AO TÔM - MIFA AQUATIC Co., Ltd
CÁC PHƯƠNG PHÁP LỌC NƯỚC AO TÔM

Phương pháp lọc nước trước khi cấp vào ao nuôi giúp nâng cao chất lượng nước, giảm bớt tối đa sự phát sinh mầm bệnh, tăng năng suất tôm nuôi.

 

Cá rô phi

Với cơ chế hút thức ăn trong môi trường nước, cá rô phi được mệnh danh là "máy lọc nước sinh học". Do đó, loại cá này được tận dụng thả trong ao lắng, lọc lấy nước sạch để bơm vào bể nuôi tôm. Cụ thể, các điểm nuôi tôm sẽ được thiết kế theo mô hình tuần hoàn gồm: ao nuôi tôm, ao chứa nước thải và ao lắng. Nước bơm trực tiếp từ các nguồn tự nhiên như ao, hồ, sông… sẽ được trữ trong ao lắng. Tại đây, người dân tiến hành thả cá rô phi trong khoảng một tháng. Trong suốt thời gian này, cá không được cho ăn, thay vào đó, chúng sẽ sử dụng nguồn thức ăn là xác tôm, cá, động vật thủy sản chết và các loại tảo có trong nước. Việc làm này giúp tạo ổn định cho môi trường nước, hạn chế sự phát tán của các sinh vật gây bệnh từ bên ngoài. Nước sau khi lọc được bơm vào ao nuôi tôm. Trong quá trình nuôi, người dân bổ sung nguồn nước từ ao lắng vào ao nuôi định kỳ một lần mỗi tuần. Khi nước ở ao nuôi tôm có dấu hiệu chuyển màu, người nuôi tiến hành bơm nước ra ao thải. Tại đây, nước được lắng cặn một phần rồi cho chảy sang ao lắng thả cá rô phi. Cứ như vậy, nước được tuần hoàn và tái sử dụng, hạn chế việc xả ra môi trường.

 Hệ thống lọc tuần hoàn (RAS)

 

Hệ thống lọc tuần hoàn từ lâu đã được ứng dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Với ưu điểm là tiết kiệm nước, tỷ lệ sống cao, năng suất cao gấp nhiều lần nuôi bình thường (trên 100 kg/m3), chất lượng cá nuôi được đảm bảo và không gây ô nhiễm môi trường. RAS bao gồm một dây chuyền các quá trình bổ sung, cho phép lượng nước thải được tái sử dụng cho các bể nuôi. Hệ thống RAS bao gồm bể cá nuôi, bể lọc lắng, cơ học, bể lọc sinh học, hệ thống đường ống cấp, thoát nước và sục khí. Và được phân làm 2 loại là hệ thống nước một phần (10 - 70% lượng nước tuần hoàn/ngày) và hệ thống nước hoàn toàn (thay nước ít hơn 10% lượng nước/ngày). Trong suốt quá trình nuôi, nước sẽ tuần hoàn trong một hệ thống kín và hoàn toàn không thay nước, chỉ một lượng nhỏ nước mới được cấp thêm vào hệ thống để bù đắp cho lượng nước hao hụt do bốc hơi. Lượng nước cấp này tùy thuộc việc sử dụng hệ thống nước một phần hay hoàn toàn. Hệ thống lọc phải được vận hành liên tục suốt vụ nuôi (3 - 5 tháng), hệ thống sục khí phải được duy trì hằng ngày, do vậy nguồn điện cung cấp cho hệ thống bơm nước phải luôn ổn định. Sau khi vận hành hệ thống lọc tuần hoàn 3 ngày trở lên thì thả cá giống vào bể và cho ăn bằng thức ăn công nghiệp, lượng thức ăn được điều chỉnh theo sức ăn của cá.

Công nghệ lọc nước mới

Đây là kết quả nghiên cứu cải tiến của anh Hoàng Văn Hợi, Công ty TNHH MTV dịch vụ và công nghệ nuôi trồng thủy (Nghệ An); đạt giải thưởng về sáng tạo khoa học và công nghệ với công trình “Hệ thống bơm lọc nước dùng cho nuôi tôm tự làm sạch trên vùng đất cát mịn”. Với phương pháp bơm lọc nước này, nguồn nước từ biển dẫn về ao nuôi sẽ sạch hơn thông qua một dàn lọc được đặt âm trong nền đáy biển có khả năng tự làm sạch bề mặt, lợi dụng dòng chảy của sóng biển và sự lên xuống của thủy triều để vệ sinh bề mặt lọc. Khi nước biển dâng ngập bề mặt, sẽ thẩm thấu qua cát vào các ống lọc để bơm về ao nuôi. Hệ thống được đặt dưới lòng đất, diện tích hố tùy thuộc vào công suất máy bơm cũng như lưu lượng nước từng vùng để thiết kế sao cho phù hợp. Thông thường, hố sẽ có chiều dài 10 - 12 m, rộng 3 - 4 m và độ sâu là 0,7 m. Lưu ý, tiến hành thi công nên lựa chọn thời điểm thủy triều xuống thấp nhằm mục đích lấy được lượng nước một cách tối đa. Dàn lọc thiết kế hoàn toàn bằng các loại ống nhựa PVC có đường kính 90 - 140 mm được ráp vào nhau, trên thân ống rạch nhiều khe hở nhỏ. Sau khi đào hố, dùng loại cát thô phủ dưới đáy (dày khoảng 0,2 m), rồi đặt dàn lọc lên, tiếp tục phủ cát thô sao cho lấp đầy hố. Khi nước dâng sẽ thấm vào cát thô, theo khe hở nhỏ trên bề mặt ống lọc thấm vào ruột ống. Quá trình này hạn chế các sinh vật nhỏ, ấu trùng phù du, tôm, cua, còng… là tác nhân thường gây ra dịch bệnh ở ao nuôi khi bơm nước thẳng trực tiếp từ biển về.

ĐỐI TÁC


@ 2019 Copyright © MIFA. All rights reserved

Đang online: 43  |   Tổng truy cập: 177303
Gọi ngay
SMS